Vẽ tay hay vẽ máy quan trọng hơn?

vẽ tay hay vẽ máy

Vẽ tay và vẽ máy cái nào quan trọng hơn? Đó là câu hỏi muôn thuở mà hầu hết các bạn sinh viên Kiến Trúc – Thiết kế mới vào trường đều thắc mắc để chọn ra được một hướng đi cho mình.

Theo xu hướng phát triển của thời đại thì ngành thiết kế đã và đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng góp phần không nhỏ trong cuộc cách mạng về diễn họa, điển hình là cuộc chiến giữa diễn họa tay và diễn họa bằng máy tính.

Đã qua rồi cái thời các kiến trúc sư quên ăn quên ngủ bên giấy bút, mực nho, màu nước để hoàn thành một bản vẽ phối cảnh cho kịp tiến độ. Sự hỗ trợ của máy móc giúp vấn đề diễn họa và thể hiện bản vẽ của các kiến trúc sư và các bạn sinh viên được nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Chính vì thế, nhiều bạn sinh viên mới vào trường đã mang một tâm lý coi thường vẽ tay, cho rằng việc vẽ tay là một thứ gì đó mất thời gian và vô bổ. Đó là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm mà đến khi các bạn tự nhận thức được thì đã quá muộn.

Vậy vẽ tay sẽ mang lại lợi ích gì cho các bạn?

1. Vẽ tay là cách gần nhất để tiếp cận ý tưởng ban đầu của bạn:
Phác thảo và vẽ tay là phương thức nhanh nhất để bạn truyền tải ý tưởng của mình thông qua một trang giấy. Đối với kiến trúc sư, những ý tưởng sáng tạo thường đến mà chẳng bao giờ báo trước. Đó là lý do tại sao nếu bạn không có ý định trở thành Michelangelo thì ít nhất bạn nên cố gắng tập phác thảo càng nhiều càng tốt. Đây sẽ là con đường ngắn nhất để bạn chạm đến trí tưởng tượng phong phú của mình.

2. Vẽ tay mang đến sự tự do và sáng tạo:
Có lẽ mọi người đều đồng ý rằng đôi bàn tay chính là công cụ cho bạn sự tự do vô hạn khi vẽ. Không có máy tính nào có thể thực hiện chính xác đường phác thảo như chính tay bạn vẽ ra. Phác thảo còn cho phép bạn ghi lại những ý tưởng đa dạng của mình, từ đó chọn ra ý tưởng tốt nhất để phát triển. Do đó, vẽ tay giúp bạn rèn luyện và nâng cao sức sáng tạo.

3. Vẽ tay giúp phát triển các kỹ năng phân tích:
Để hình dung một bản kế hoạch thiết kế, các chi tiết cần được đặc biệt lưu tâm. Một kiến trúc sư cảnh quan cần nghiên cứu sâu sắc bản chất của từng đối tượng trong một khung cảnh như: hình dạng, vật liệu, thảm thực vật… Các đối tượng sẽ tương tác với nhau như thế nào, phản chiếu ánh sáng, bóng tối ra sao – tất cả những điều trên đều cần kiến trúc sư phải quan sát và phân tích cặn kẽ. Vẽ tay sẽ dạy cho bạn cả hai thứ – quan sát và suy nghĩ như thế nào cho hợp lý.

Trong thời đại phát triển của máy tính, chúng ta có thể cảm nhận thấy nghệ thuật vẽ tay đang dần dần mất đi. Điều này cũng tương tự như việc nghe một cuốn tiểu thuyết được đọc to và đọc một cuốn tiểu thuyết trên giấy, việc đọc cho phép chúng ta mơ mộng hơn, tạo ra mối liên hệ với những điều vượt ra ngoài trang giấy. Cũng như thế, vẽ tay kích thích trí tưởng tượng và cho phép chúng ta suy xét các ý tưởng – một dấu hiệu tốt để nhận biết rằng chúng ta đang thực sự sống.

Nguồn: lanarchs/dpsdesign

Vậy tại sao đa số các kiến trúc sư ngày nay đều “vẽ máy”?

Câu trả lời nằm ở những lợi ích to lớn mà “vẽ máy” đem lại, đặc biệt là về hiệu suất trong việc thể hiện bản vẽ kỹ thuật với số lượng cực kì lớn.

Một bản vẽ kỹ thuật thi công vẽ tay có thể mất vài tiếng đồng hồ, trong khi thời gian hoàn thành chính bản vẽ đó bằng máy tính chỉ là 10 – 15 phút.

Trong lĩnh vực diễn họa, “vẽ máy” sẽ cho chúng ta cái nhìn trực quan, sát với thực tế thi công nhất. Trong khi đó “vẽ tay” lại giúp chúng ta thấy được cảm xúc trong từng nét vẽ.

Cuối cùng thì vẽ tay hay vẽ máy quan trọng hơn?

Câu trả lời là không có cái nào quan trọng hơn cái nào,

Với một kiến trúc sư trưởng, tức là khi bạn đã đứng đầu một công ty/văn phòng kiến trúc, việc vẽ máy có thể ít quan trọng hoặc không cần thiết vì lúc đó, việc của bạn chỉ là đưa ra ý tưởng bằng phác họa tay, thể hiện trên máy đã có những người dưới quyền bạn lo!

Với một kiến trúc sư trẻ, tất nhiên bạn phải biết vẽ máy để triển khai công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, nhưng trước khi triển khai lên máy, vẽ tay sẽ giúp bạn tìm ra ý tưởng thiết kế.

Vì thế, đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới vào trường, vẽ tay là thứ tuyệt đối không thể xem nhẹ.

Tham khảo: Khóa học diễn họa kiến trúc tại We Art Studio

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ We Art Studio:
-Địa chỉ: Tầng 7 Số 36 Đại An – Hà Đông – Hà Nội
-Email: weartvn@gmail.com
-Số điện thoại: 0964.36.0000
-Website: www.weart.vn
-Fanpage: www.fb.com/weartvn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *